Cơ Khí Việt Nam "Xây nhà không móng"

cơ khí việt nam

ngành cơ khí

Cơ Khí Việt Nam "Xây Nhà Không Móng"

CÔNG TY XI MẠ ĐỒNG ĐIỆN GIẢI INOX
Muốn phát triển vượt trội nhưng hiện nay các doanh nghiệp cơ khí trong nước còn chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh và chưa có các sản phẩm công nghiệp chủ lực như mong muốn " xây nhà không móng".
Chi tiết bài viết
Ngành Cơ Khí Việt Nam Thời Đại Mới

Hiện ngành cơ khí Việt Nam chỉ đủ đáp ứng được 30% nhu cầu về sản phẩm trong nước. Mong muốn phát triển ngành cơ khí Việt Nam nhưng hiện tại các doanh nghiệp cơ khí trong nước còn chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh và chưa có các sản phẩm công nghiệp chủ lực như mong muốn " xây nhà không móng".

Cơ Khí Việt Nam cần cải tiến mạnh

Cân nâng cao thực lực

Theo báo cáo lấy từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nước ta hiện có 25.000 doanh nghiệp ngành cơ khí đang hoạt động và có doanh thu chiếm gần 30% trong tổng doanh thu các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo với con số  hơn 1.465.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đa số các doanh nghiệp cơ khí nội địa đều là dạng nhỏ lẻ, năng lực cạnh tranh thấp và chưa làm chủ được loại công nghệ lõi hoàn chỉnh của ngành cơ khí. Thêm vào đó, chất lượng sản phẩm vẫn còn chưa tốt, giá thành lại cao. Gần như chưa có sản phẩm cốt lõi nào đủ để cạnh tranh với hàng nhập ngoại.

Điều này là do các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam về tính liên kết còn hạn chế, yếu tố tạo lập thị trường, liên kết vùng, nhân sự, lao động.. vẫn còn yếu.- Ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp ( Bộ Công Thương ) nhận xét.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, hiện nay Việt Nam đã và đang hình thành được một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: chế biến, khai thác dầu khí; điện tử , viễn thông , công nghệ thông tin; luyện kim, sắt thép ; dệt may, da giày;... tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng trong dài hạn, cũng như việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng: Lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam hiện vẫn đang tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất ở công đoạn cuối đem lại giá trị gia tăng thấp. Song song với đó là nội tình bên trong ngành cơ khí của chúng ta các mắt xích vẫn còn chưa có sự liên kết chặt chẽ không đem lại tính bền vững cho toàn ngành.

Thử thách của chúng ta là phải vừa nâng cao thực lực của các doanh nghiệp cơ khí vừa phải tăng tính liên kết nội bộ cho các doanh nghiệp toàn ngành.

Về vấn đề này ông Nguyễn Đức Cường - Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hikari Việt Nam cho rằng: Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp nổi lên mạnh mẽ trong ngành cơ khí về ô tô như: Vinfast, Thành Công, Thaco… Thế nhưng các doanh nghiệp lớn này lại chỉ coi công nghiệp cơ khí là mảng kinh doanh phụ của mình. Trong tương lai xa, ngành cơ khí đòi hỏi cần có sự phát triển vượt bậc về công nghệ khuôn mẫu, nguyên vật liệu và gia công chế tạo không thể chỉ dừng lại ở việc gia công xén gọt.


Cùng quan điểm này, ông Đào Phan Long - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã chia sẻ, cần phải coi cơ khí là ngành cốt lõi trong các ngành công nghiệp, từ việc lựa chọn ngành nghề trọng điểm. Các doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển mạnh mẽ cơ khí ngành đó, tạo sức mạnh từ gốc rễ để phát triển và cạnh tranh với quốc tế. Có thể kể đến các phân ngành cơ khí Việt Nam hiện đang phát triển tốt như cơ khí gia dụng và dụng cụ,  cơ khí thủy công, xe máy và linh kiện, sản xuất nông nghiệp và mới đây là ô tô… Các phân ngành này đã chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành cơ khí cả nước.

Cần có chiến lược và chính sách dài hạn để tập trung phát triển các ngành mà Việt Nam có thế mạnh, cạnh tranh với quốc tế. Trong đó có các giải pháp về nâng cao năng lực doanh nghiệp, tạo thị trường, tạo liên kết từ các trung tâm hỗ trợ công nghiệp...ông Long cho hay. 

Đón sóng hội nhập

Cơ Khí Việt Nam thiếu ngành cốt lõi

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA). Với xu hướng nhiều nước sẽ chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam tới đây, nhiều dòng vốn nước ngoài FDI sẽ trực tiếp đổ vào Việt Nam, đây được xem là cơ hội để doanh nghiệp cơ khí trong nước  có thể nâng cao năng lực sản xuất, bứt phá.

Ông Nguyễn Đức Cường cho rằng: năm 2021 vẫn là một năm đầy thử thách, nhưng cũng có nhiều điểm khả quan với doanh nghiệp, như về tăng trưởng kinh tế dương, ngăn chặn dịch bệnh tốt giúp thúc đẩy kinh tế phát triển. Hàng loạt điểm mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất và công ty trong nước. Nếu doanh nghiệp trong ngành công nghiệp Việt Nam nắm bắt các cơ hội đó thì có thể nhanh chóng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.  

Trên thực tế, hiện ngành cơ khí chế tạo thời gian qua luôn được Đảng và nhà nước xác định là một trong những ngành công nghiệp rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến đánh giá thấp vai trò của ngành này vì lý do cho rằng đây là thời đại phát triển phần mềm, công nghệ số, công nghiệp không khói… Vậy nên, các doanh nghiệp cơ khí nội địa cũng cần phải tự vận động theo luật thị trường mà không nhất thiết phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước.

Việt Nam cũng cần phải tập trung lựa chọn sản phẩm cơ khí trọng điểm thay vì làm một lúc nhiều chủng loại. Ví dụ như ngành dầu khí nên đóng tàu chở dầu cỡ lớn, đầu tư làm giàn khoan biển, ngành khoáng sản đầu tư sản xuất máy khai thác quặng,... Nếu quyết tâm sâu sát chỉ đạo, ngành cơ khí chế tạo trong nước của Việt Nam cũng sẽ có những bước tiến phát triển đột phá.

Đức Dũng (TTXVN)

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:

Go Top