XI MẠ CROM CỨNG
Ngày nay, công nghệ xi mạ crom cứng được ứng dụng phổ biến rộng rãi các ngành công nghiệp, cơ khí, gia công chế tạo máy và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Để có thể hiểu thêm về công nghệ mạ crom cứng, bạn có thể xem qua bài viết dưới đây.
XI MẠ CROM CỨNG LÀ GÌ?
Xi mạ crom cứng là quá trình mạ điện xử lí trên bề mặt kim loại bằng các lớp phủ Crom cứng. Độ dày lớp mạ crom cứng của khoảng 10 – 700µm, mục đích tăng khả năng chống mài mòn, bôi trơn, giữ dầu (xy lanh thủy lực, con lăn, vòng piston, khuôn mẫu), mạ crom cứng có thể phục hồi kích thước chi tiết máy bị mòn ( đầu trục động cơ, máy móc, các cơ cấu chuyển động), trong cơ khí chế tạo, dao cụ, khuôn mẫu, dụng cụ đo,… các thiết bị được mạ crôm cứng có thể tăng tuổi thọ gấp 3 – 5 lần.
Công nghệ xi mạ crom cứng còn ứng dụng vào việc xi mạ chi tiết máy như xi mạ crom cứng khuôn mẫu, mạ crom ty ben thủy lực ( xi lanh thủy lực), xi mạ crom trục lô...và sử dụng nhiều trong phục hồi sửa chữa chi tiết máy như là phục hồi ty đẩy, phục hồi sửa chữa khuôn mẫu, phục hồi trục cán, phục hồi xilanh thủy lực...
VÌ SAO NÊN XI MẠ CROM CỨNG?
Vì lớp mạ crom cứng có những đặt tính hữu hiệu như: tăng khả năng chống mài mòn,chịu được thời tiết trong môi trường hà khắc, chống rỉ sét và trầy xướt thấp.Tuy nhiên lớp mạ crom cứng không chỉ bền cứng mà còn bóng đẹp, còn không bị biến đổi theo thời gian và có tính thẩm mỹ. Được các ngành công nghiệp và lĩnh vực khác ứng dụng phổ biến.
Công nghệ xi mạ crom cứng còn để mạ phục hồi các chi tiết máy đã bị hỏng và hết thời gian sử dụng, đặc biệt đối với những chi tiết cần xử lý trên bề mặt và bổ sung độ cứng như các trục cơ, trục quay…
QUY TRÌNH MẠ CROM CỨNG:
1. Đánh bóng bề mặt vật liệu:
Gia công cơ bề mặt kim loại cho các vật mạ crom cứng được thực hiện trên các máy mài đánh bóng, máy mài vô tâm…
2.Kiểm tra bề mặt sau khi đánh bóng:
Sau khi gia công cơ, bề mặt vật liệu luôn có nhiều khuyết điểm nhỏ như lỗ rổ, vết mài, vết đánh bóng, vết xước, mảnh vụn cát nghiền găm chặt vào nề, mạt sắt dính bám trong khe rãnh….Các khuyết điểm này sẽ được khuếch đại lên sau khi mạ crom cứng, mạ càng dày càng khuếch đại mạnh hơn.Vì vậy, nếu bề mặt vật liệu đã hoàn thiện xong mà không loại được hết đến mức tối đa các khuyết điểm này, bề mặt crom sau khi mạ sẽ nhám lên rất nhiều. Cho nên vật liệu buộc phải qua các khâu gia công cơ để đạt được độ bóng cần thiết.
3.Tẩy sạch dầu mỡ:
Về quy trình tẩy dầu mỡ vật liệu chuẩn bị mạ chrome : Gia công cơ xong bề mặt đã nhẵn sạch về mặt cơ học nhưng vẫn chưa sạch về mặt hóa học: còn dính dầu mỡ, vết bẩn, vết vân tay, lớp oxit bề mặt mới sinh….chúng sẽ làm giảm độ gắn bám của lớp crom với nền. Vì vậy, cần phải tẩy rửa sạch tiếp trong dung môi hữu cơ và trong các dung dịch hóa chất.
Tẩy sạch dầu mỡ: bằng phương pháp hóa học hoặc điện hóa trong dung dịch kiềm cho cả vật cần gia công lẫn phụ kiện kèm theo như móc treo, vật che chắn… Tùy nhiên còn phải tùy thuộc vào mỗi loại kim loại mà sử dụng một dung dịch tẩy dầu khác nhau.Chẳng hạn như là thép cacbon thì tẩy anot, kim loại đen thường được tẩy trong dung dịch kiềm, đồng, nhôm thì bạn có thể tẩy bằng cả phương pháp anot và catot…
4.Hoạt hóa bề mặt:
Bề mặt đã sạch dầu mỡ được đưa đi hoạt hóa để trở nên hoạt động và có độ nhám tế vi phù hợp nhằm tăng cường gắn bám giữ lớp crom cứng với nền đến mức cao nhất.Thực hiện hoạt hóa bằng phương pháp điện hóa trên anot, catot hay bằng phương pháp cơ học (thổi, phun, xịt rất mạnh).
5. Rửa nước:
Rửa giữa các khâu gia công để làm sạch hết các chất bẩn, các hóa chất bám theo bề mặt, tránh hóa chất từ bể này lẫn sang bể kia, gây hư hỏng dung dịch và làm giảm chất lượng mạ.Có nhiều phương pháp rửa khác nhau: rửa tĩnh, rửa sục khí, rửa chảy tràn, rửa ngược chiều, rửa đa cấp, rửa xối, rửa phun, rửa thu hồi…
6.Mạ crom cứng:
Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị bề mặt, vât liệu đặt vào thùng mạ crom, ở đó nó được phép để ấm đến nhiệt độ giải pháp.Áp dụng phương pháp mạ điện, tiến hành mạ crom cứng theo độ dày của lớp mạ crom mà chúng ta chọn chế độ dòng điện cũng như thời gian mạ.
7.Đánh bóng bề mặt lớp mạ:
Mục đích nhằm làm cho bề mặt lớp mạ của vật liệu đã hoàn thành trở nên sáng bóng, trơn nhẵn.
CÁCH KIỂM TRA VÀ BẢO VỆ LỚP MẠ.
Kiểm tra:
Đảm bảo vật liệu mạ crom cứng đạt chất lượng cao thì bạn có thể kiểm tra bằng các cách như: Khi xi mạ crom nếu thấy lớp mạ crom trắng sáng thì có nghĩa là dung dịch crom đó đảm bảo tốt. Các trường hợp lỗi có thể xảy ra là do khâu xử lý bề mặt kim loại mạ không tốt, hoặc do quan hệ tương đối giữa catot với anot chưa hợp lý. Ngoài ra, một tiêu chí quan trong khác của vật liệu mạ crom đạt chất lượng là mật độ dòng điện, yêu cầu trên mọi chỗ của bề mặt sản phẩm mạ crom cứng phải bằng nhau. Trong quy trình xi mạ bạn phải thay đổi, chỉnh sửa đồ gá, áp dụng che chắn, dùng anot hay catot phụ sao cho đạt yêu cầu về chất lượng
Bảo vệ:
Công đoạn bảo vệ lớp ma crom cứng cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Theo các chuyên gia, mặc dù sản phẩm đã được mạ crom cứng với khả năng chống mài mòn tốt, nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng, bắt các chi tiết máy móc vận hành quá tải sẽ là nhanh hỏng và xuống cấp trầm trọng. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng với mật độ tải giới hạn là 25-30kg/mm.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XI MẠ CROM CỨNG
Phục hồi và làm mới chi tiết máy sau một thời gian sử dụng thường bị oxy hóa, gỉ sét, nếu thay mới thì sẽ tốn kém chi phí và thời gian. Được các ngành công nghiệp lựa chọn cách phụ hồi vật liệu hay bộ phận kim loại thông qua việc tiến hành áp dụng công nghệ xi mạ để tạo ra một lớp phủ crom trên bề mặt vật liệu. Lớp mạ crom này có ưu điểm là độ dày của lớp đến 700µm và độ cứng trung bình 50 - 70 HRC nên giúp bề mặt vật liệu trở nên sáng bóng và chống trầy xước, hao mòn hiệu quả. Chẳng hạn như phục hồi ty ben làm mới trục piston.
Lớp mạ crom cứng dễ bị thụ động và bị trơ về mặt hóa học với môi trường trong không khí nên đảm bảo giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm được bền lâu.Nên lớp mạ crom có bề mặt sáng bóng, cao cấp, tính thẩm mỹ cao nên rất được chuộng dùng để trang trí hiện nay. Chẳng hạn như trong công nghiệp mạ ô tô, mạ các chi tiết máy, phụ tùng xe máy, xe đạp,..
LỢI ÍCH CỦA CROM CỨNG:
Những sản phẩm kim loại được xi mạ crom cứng không chỉ có khả năng chống mài mòn tốt mà còn giúp mang đến những sản phẩm sáng bóng, hấp dẫn, độ ma sát thấp làm tăng độ bền và giá trị thẩm mỹ cho vật được mạ.Tạo ma sát thấp: Sản phẩm xi mạ crom cứng có khả năng chống lại polyme, cacbon, than chì rất thích hợp sử dụng xi mạ cho các công cụ ngành dệt, khuôn mặt con dấu hay máy bơm cánh quạt.Có khả năng kết dính tốt: Độ bám dính cao hơn 10.000 psi, nhưng để đạt được kết quả bám dính tốt nhất thì bạn cần phải làm sạch bề mặt cần mạ nghiêm ngặc, đảm bảo không có lẫn tạp chất. Nếu còn lẫn tạp chất sẽ làm ảnh hưởng đến độ bám dính xi mạ đáng kể.
XI MẠ CROM CỨNG Ở ĐÂU?
Công ty xi mạ VINAMET với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp xi mạ, cùng dây chuyền sản xuất máy móc, thiết bị hiện đại.
Để biết thêm thông tin chi tiết khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua Hotline (0274) 388 9958 – 0909 38 1337 hoặc có thể thông qua email: vinamet.vn@gmai.com để được hỗ trợ tận tình và báo giá dịch vụ mạ crom cứng cho quý khách.
Uy tín – Chất lượng – Giá cả hợp lý là những gì mà chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng để có sự tin tưởng tuyệt đối.
Cảm ơn khách hàng đã dành thời gian và quan tâm đến dịch vụ của công ty chúng tôi.
Công ty xi mạ crom cứng tphcm, bình dương, đồng nai và tỉnh thành lận cận khác.